Startup và trách nhiệm xã hội: Kinh doanh vì cộng đồng

Kinh doanh vì cộng đồng không phải là một khái niệm hay ý tưởng mới nhưng chỉ thường xuất hiện rải rác và chưa trở thành một trào lưu, nhưng có thể thời gian tới đây mọi chuyện sẽ thay đổi. Khi mà yếu tố trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp ngày càng được quan tâm, thậm chí là bắt buộc thì các mô hình kinh doanh vì cộng đồng sẽ ngày một nở rộ và được xã hội quan tâm đúng mực.

Ý tưởng từ thực tế cuộc sống

Nguyễn Trần Vân Thủy (32 tuổi), chủ nhân của Bobi Craft chuyên làm thú nhồi bông, vốn là du học sinh Anh, lập công ty tại xứ cờ hoa. Một lần về Việt Nam nghỉ hè, được một em bé đường phố mời mua móc khóa, trong đầu cô chợt lóe lên ý tưởng về nước kinh doanh, đồng thời tạo công ăn việc làm cho phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật.

Tham khảo nhiều ý kiến bạn bè, người thân, Thủy quyết định chọn làm thú nhồi bông bằng len, vừa là món đồ chơi bảo vệ trẻ em, vừa giới thiệu sản phẩm thủ công Việt Nam ra thế giới. Ngay từ đầu, Thủy đã đặt mục tiêu xuất khẩu. “Mình bắt đầu với những sản phẩm nhỏ để chào hàng tại Anh, rồi từ từ mở rộng quy mô. Hiện thú nhồi bông handmade (làm bằng tay) đã xuất khẩu qua hơn 10 nước trên thế giới và mở được chi nhánh tại Anh và Singapore”, Thủy chia sẻ.
Một thành công nữa của Thủy là cô đã tạo việc làm cho hơn 400 phụ nữ ở khắp mọi miền đất nước có việc làm, thu nhập ổn định. Xưởng của cô tại TPHCM còn có 5 thợ là người khiếm thị. “Tặng bánh mì ăn rồi cũng hết, nhưng nếu mình trao cần câu thì họ sẽ không bao giờ lo đói”, Thủy nói.

Không chỉ là lợi nhuận

Kể về lý do đang du học ở Mỹ rồi bỏ về nước khởi nghiệp, Trần Nguyễn Lê Văn (34 tuổi), nhà sáng lập Vexere.com, nhớ lại: “Vào những dịp lễ tết, để đỡ nhớ nhà, tôi lên mạng đọc báo và thấy cảnh người dân ở Việt Nam vất vả chen lấn tại các bến xe để kiếm tấm vé về quê ăn Tết. Từ đó, tôi quyết định nghỉ học để lên kế hoạch cho một mô hình đặt vé xe trực tuyến phục vụ người dân Việt Nam như ở nước Mỹ”.

Vexere.com của Văn cho phép người dùng tìm và đặt mua trực tuyến của nhiều hãng. Hành khách có thể chọn vị trí, ghế ngồi phù hợp nguyện vọng. Giá vé linh hoạt với thị trường khi có thể tăng giảm theo mùa. Người dùng cũng có thể mua hoặc thanh toán vé xe qua hệ thống các cửa hàng tiện lợi hay những địa điểm có liên kết với Vexere. Đến nay, Vexere.com đã trở thành website bán vé xe khách trực tuyến hàng đầu Việt Nam với 1,5 triệu người truy cập mỗi tháng, hơn 100 hãng với nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi. Năm 2019, công ty của Văn huy động được 12.000 vé xe miễn phí tặng sinh viên nhập học. 

Vì sức khoẻ cộng đồng 

Glink Việt Nam được thành lập từ năm 2019 với sự tập hợp các thành viên từ chính trong cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) với phương châm “Kiến tạo một tổ chức cho cộng đồng và vì cộng đồng”. Sứ mệnh của Glink là luôn đi tiên phong trong lĩnh vực chăm sức khỏe và có trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng.

Sau hơn 1 thập kỉ, tổ chức đã hỗ trợ xây dựng mà mở rộng mạng lưới của mình ra nhiều tỉnh thành. Đến nay, mạng lưới hỗ trợ cộng đồng của Glink Việt Nam đã có 7 chi nhánh tại 5 tỉnh thành. Từ Bắc vào Nam bao gồm: 1 chi nhánh tại Hà Nội, 1 chi nhánh tại Nghệ An, 1 chi nhánh tại Đồng Nai, 3 chi nhánh ở Tp.HCM và 1 chi nhánh ở Cần Thơ.

Glink Việt Nam ngoài lực lượng nòng cốt trong các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, còn có các cán bộ chuyên trách y khoa, thượng mại, dịch vụ đều là MSM, đồng thời đã tích luỹ hơn 8 năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, đa dạng nguồn thu. Chính vì thế, đây là một CBO không chỉ hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, mà còn nhận thức được các cơ hội, khoảng trống trong thị trường các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.